Tài xỉu quốc tế Nền tảng tin cậy

Skip to main content

Hoạt động khoa học & công nghệ

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ GIẢI PHÁP CỦA Tài xỉu quốc tế , Tài xỉu quốc tế

Quách Hải Thọ

Phòng Đào tạo, Bảo đảm chất lượng và Công tác sinh viên

Trong thời gian qua, Tài xỉu quốc tế , Tài xỉu quốc tế đã chủ động tổ chức công tác đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến với trực tiếp. Trường thực hiện các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Tài xỉu quốc tế và vận dụng công nghệ thông tin trong quản lý để tổ chức đào tạo qua mạng. Tuy nhiên, Nhà trường chưa đáp ứng tốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chương trình phần mềm ứng dụng, nội dung đào tạo theo hình thức trực tuyến, kỹ năng tin học cần thiết cho đội ngũ giảng viên chưa được hoàn chỉnh và đặc biệt là tư tưởng của người dạy và người học với phương pháp trực tuyến…

Kể từ đó, kết quả đạt được không được như mong đợi và có thể nhận thấy xu hướng giảm sút về chất lượng giảng dạy. Điều này thể hiện trên tinh thần phản ánh của người học và người dạy. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của bệnh dịch Covid bùng phát trở lại phức tạp, cho nên trong công tác tuyển sinh cũng như dạy và học trực tuyến không vì thế phải ngừng lại như tinh thần chỉ đạo của Bộ “ngừng đến trường, không ngừng việc học”, đồng thời hoạt động đào tạo theo hình thức trực tuyến phải cần cải tiến, rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong điều kiện khó khăn của nhà trường.

Tham luận này, chúng tôi sẽ trình bày những khó khăn khách quan đối với người học, người dạy, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong sự hài hòa của người học tại trường Đại học Nghệ thuật, Tài xỉu quốc tế hiện nay.

1. Đặt vấn đề

Ban gián hiệu Nhà trường đã thống nhất và ban hành những Quyết định liên quan đến công tác tổ chức dạy – học của trường phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn dịch bệnh Covid bùng phát,  như thay đổi phương án tổ chức tuyển sinh, thay đổi thời gian nhập học, hướng dẫn cho giảng viên – sinh viên triển khai công tác dạy – học trực tuyến, ban hành các chính sách hỗ trợ người học từ xa, triển khai sử dụng Google meet và hệ thống quản lý điều hành lớp học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xảy ra bất lợi đối với người học và người dạy, đồng thời sự phản ánh của họ theo hướng tích cực với những ý kiến phản ánh có trách nhiệm cho bộ phận quản lý công tác đào tạo của nhà trường như: “Đề nghị Nhà trường xem xét lại việc học các môn cần phải thị phạm, đặc biệt là môn Hình họa, không có mẫu vẽ thì không biết phải vẽ hình họa như thế nào ”; “Các môn về chất liệu mới như Sơn mài, Lụa nếu không được hướng dẫn trực tiếp thì khó để tiếp thu và thực hành được”; “Phần mềm dạy trực tuyến không đồng nhất và chưa được hướng dẫn sử dụng thành thạo”… Từ những ý kiến trên, là lời báo động trong việc đào tạo năng khiếu, sự bất cập về học trực tuyến cho những học phần hình họa mẫu vẽ, chất liệu chuyên sâu, tuy nhiên do điều kiện khác quan nên công tác đào tạo phải theo chiều hướng trực tuyến để để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại trong việc giảng dạy các môn học thực hành

Tính đến nay, công tác tuyển sinh, dạy và học cho các hệ đào tạo chính quy, đào tạo liên thông vừa học vừa làm, tổ chức công tác thi cuối khóa, thi kết thúc học phần theo hình thức trực tuyến đã được Phòng Đào tạo, Bảo đảm chất lượng và Công tác sinh viên cùng các khoa chuyên môn tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả nhất định. Như vậy, việc tháo gỡ những vấn đề khó khăn cho thấy chưa rõ ràng trong quá trình dạy – học, sự tiếp thu kiến thức và những diễn giải đầy đủ có trọng tâm kỹ thuật và thực hành chuyên môn theo hình thức trực tuyến ở mức độ tạm chấp nhận, để giải quyết tính cấp thiết về tình hình dịch bệnh hiện nay, nhằm mục đích giải quyết có hiệu quả và khả thi từ hai phía giữa nhà trường và sinh viên.

Để không nhầm lẫn trong thuật ngữ, chúng tôi xin được giải thích thuật ngữ trực tuyến (online) hay giảng dạy trực tuyến (online learning) trong tham luận này khác hoàn toàn so với hình thức đào tạo trực tuyến (e-learning). Cụ thể, đào tạo trực tuyến (e-learning) dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ và truyền thong, đặc biệt là công nghệ thông tin. Có thể hiểu rằng, e-learning là phương thức học tập ảo thông qua các thiết bị có kết nối Internet đối với một máy chủ (nơi khác), có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để cung cấp các khóa học hoàn toàn trực tuyến.

2. Những vấn đề khó khăn trong công tác đào tạo trực tuyến

Việc dạy và học trực tuyến hiển nhiên trở thành giải pháp hữu hiệu của các trường học TH, CĐ, ĐH nhằm đảm bảo được chương trình đào tạo trong mùa giãn cách. Công tác giảng dạy và học tập trực tuyến bên cạnh các ưu điểm như tính linh hoạt, chủ động kết hợp hài hòa giữa việc nghe – nhìn, tùy biến thời gian và địa điểm học tập, tương tác và tiếp cận với người học dễ dàng… nó cũng vẫn còn những hạn chế, như:

+ Đối với người dạy: Một số giảng viên chưa làm quen và sử dụng thành thạo thiết bị ghi hình, nên ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều học phần. Ngoài ra, việc giảng dạy sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và khả năng thuyết minh và trình bày của mỗi giảng viên, không phải người dạy nào cũng có khả năng truyền đạt tốt, dễ hiểu. Điều đó cũng dẫn đến kết quả vì sao một số giảng viên giảng dạy tốt, có kinh nghiệm và một số khác giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Có thể cùng một nội dung kiến thức nhưng cách truyền đạt theo hình thức trực tuyến của mỗi người có sự khác nhau, sẽ đem đến cho sinh viên những cảm nhận, tốc độ tiếp thu khác nhau.

+ Đối với người học: Một số sinh viên chưa quen việc học theo hình thức mới này, nên chưa đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập. Tham gia học tập đòi hỏi sinh viên phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao, thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ. Nếu ý thức học tập của sinh viên chưa cao sẽ không thể phát huy hiệu quả như mong muốn của mô hình học trực tuyến mang lại, từ đó phát sinh những phản ứng tiêu cực.

+ Đối với nội dung đào tạo: Trong nhiều trường hợp, nội dung học tập không nên quá trừu tượng, quá phức tạp, đặc biệt là nội dung liên quan đến thực hành thị phạm mà công nghệ thông tin không thể hiện được hoặc thể hiện kém hiệu quả. Học trực tuyến cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan đến việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng trong sáng tạo nghệ thuật và sử dụng các chất liệu trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.

+ Đối với yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về kiến thức và kỹ năng công nghệ của người dạy và người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng đào tạo dựa trên hình thức giảng dạy và học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, hạ tầng về công nghệ như thiết bị ghi âm, ghi hình, đường truyền Internet… cũng đóng vai trò quan trọng vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cũng như chất lượng học tập.

Những nhược điểm này, cũng đã trở thành nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những khó khăn cho người dạy và người học. Bên cạnh đó, Phòng Đào tạo, Bảo đảm chất lượng và Công tác sinh viên cũng đã nhận được những phản hồi từ phía giảng viên, sinh viên và những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành, quản lý các lớp học trực tuyến.

+ Nguồn học liệu: Một vấn đề khó khăn trong học tập trực tuyến là nguồn tài liệu tham khảo chính thống được thẩm định và biên soạn cho các học phần thực hành, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật chưa được cung cấp đầy đủ, dẫn đến việc nhiều sinh viên không thể hiểu bài, không nắm rõ tiến trình kỹ thuật thao tác trên các chất liệu, và học trong tâm thế thụ động dù có nhiều nỗ lực.

+ Tương tác giữa người dạy và người học: Vấn đề này thể hiện và được đánh giá không hiệu quả bằng học trực tiếp tại lớp. Nếu ở lớp, các bài giảng được triển khai theo nhiều hình thức thảo luận nhóm, trao đổi học thuật, góp ý bài vẽ, tìm ý tưởng cho tác phẩm nghệ thuật… thì với hình thức trực tuyến chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều. Khi cần hỏi đáp với giảng viên cũng gặp nhiều khó khăn và phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ “hiểu bài” kèm theo cảm giác lo sợ và ngại ngùng. Bên cạnh đó, những lúc giảng bài trên lớp học trực tuyến cũng hạn chế về khả năng tương tác bởi do yếu tố của màn hình máy tính và giọng nói. Bhư chúng ta được biết, việc giảng dạy trực tuyến buộc giảng viên cần đầu tư một cách cẩn thận, chu đáo về mặt nội dung, hình thức, phương pháp để có thể truyền tải thông tin đầy đủ cho sinh viên, nhưng kết quả tương tác theo trực tuyến cho thấy việc trình bày thiếu sự hấp dẫn, thiếu tính thuyết phục và rất dễ gây xao nhãng cho sinh viên.

+ Tương tác giữa người học và người học: Vấn đề này đã rơi vào một số môn cần sự tương tác giữa sinh viên và sinh viên, giữa sinh viên và giảng viên. Cụ thể là môn Tiếng anh chuyên ngành, môn Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật và môn Thực tập sư phạm, đây là những môn học cần sử dụng kỹ năng mềm giúp cho môn học sôi động, nghiên nhiều về đối thoại, diễn vai và luôn hấp dẫn khi tương tác trực tiếp. Nếu không có sự tương tác trực tiếp thì giảng viên khó nắm bắt và góp ý điều chỉnh những sai sót thể hiện trong hành vi của sinh viên hoặc thiếu sự phối hợp đồng bộ khi làm việc theo nhóm, qua sự tương tác này giảng viên khơi dậy sự hứng thú trong mỗi cá nhân. Mặc dầu vậy, đến nay cả người học và người dạy vẫn chưa tìm ra được phương án tối ưu để giúp nâng cao tính tương tác với nhau theo hình thức học trực tuyến.

Ngoài ra, các học phần về sáng tác tác phẩm, các môn về bố cục, chất liệu, nếu học trong lớp trực tiếp thì sinh viên có thể thảo luận trực tiếp, hỏi đáp với nhau, tiếp nhận ý kiến đóng góp từ bạn bè trong quá trình học tập. Trong trường hợp học trực tuyến, hạn chế không thể giao tiếp, không thể trao đổi, góp ý bài học của nhau. Vì vậy việc tranh luận vừa khó và vừa làm mất thời gian nhiều hơn nhưng hiệu quả lại thấp hơn, có khi lại gặp những vấn đề kỹ thuật như mất tín hiệu hình ảnh, âm thanh, hoặc chất lượng âm thanh không tốt làm gián đoạn việc trao đổi, mặc dầu sinh viên là những người trẻ tuổi am hiểu công nghệ và luôn tìm mọi cách để cùng thảo luận với nhau, học tập lẫn nhau qua các phần mềm của Internet.

+ Không tập trung vào bài giảng: Vấn đề này diễn ra thường xuyên đối với các lớp học trực tuyến, sinh viên dễ bị xao nhãng mất tập trung khi ngồi học ở nhà, hoặc những nơi mà không tạo được động lực học tập, hoặc có trường hợp học đối phó với giảng viên, sinh viên chỉ đăng nhập để thấy tên điểm danh, sau đó thì tắt âm thanh và đi làm việc khác. Hơn thế nữa, việc học trực tuyến giống như học một mình, sinh viên cảm thấy mệt mỏi, không có động lực cho việc học nhiều như khi học trực tiếp, việc trao đổi bài, việc tiếp xúc cũng khó khăn hơn.

+ Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần nói đến đầu tiên khi thực hiện hình thức học tập trực tuyến là hệ thống mạng Internet, đây là yếu tố quan trọng cần đảm bảo được chất lượng, đường truyền Internet không đảm bảo dẫn đến âm thanh nghe không rõ, đặc biệt khi số lượng người học tại phòng học trực tuyến đông sẽ dẫn đến không nghe rõ bài giảng, hình ảnh hướng dẫn của giảng viên không nhìn được liên tục, một vài trường hợp khi đang học bị thoát khỏi phòng học mà không biết lý do, đến khi đăng nhập vào phòng học lại thì nội dung bài giảng đã đi qua. Ngoài ra, còn có những sự cố về kỹ thuật gặp phải như âm thanh bị nhiễu, nghe không được rõ ràng, micro bị hỏng nên không tương tác được với giảng viên, máy tính bị treo… Đặc biệt, đối với những sinh viên ở miền núi, Tây Nguyên, các vùng khó khăn về hạ tầng kỹ thuật mạng Internet, về năng lượng điện, thì việc tham gia học tập luôn bị gián đoạn.

+ Tiếp cận công nghệ:

Vấn đề tiếp cận các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến như Microsoft Team, Google Meet, Zoom… là điều đã gây không ít khó khăn cho sinh viên vì mỗi giảng viên lại lựa chọn cho mình công cụ dạy mà sinh viên chưa biết hoặc chưa sử dụng thành thạo. Trường hợp các giảng viên quay video bài giảng thực hành rồi gửi cho sinh viên xem, nhưng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến không thể thực hiện được thì giảng viên phải gửi bằng nhiều công cụ khác, từ đó buộc sinh viên phải làm quen, sử dụng thành thạo và tận dụng tất cả lợi ích từ các phần mềm này.

3. Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng Dạy – Học trực tuyến

Với những khó khăn thách thức đã nêu, trong tham luận này, với ý kiến của cá nhân, xin phép được đề xuất một số giải pháp thiết yếu sau đây để có thể triển khai giảng dạy và học tập trực tuyến tại trường được hiệu quả:

+ Đối với giảng viên:

Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng giảng dạy trực tuyến. Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp giảng dạy trực tuyến đòi hỏi giảng viên phải đạt được một số kỹ năng phù hợp với phương pháp này, đặc biệt là những kỹ năng tích hợp ứng dụng CNTT trong quá trình thiết kế và xây dựng bài giảng. Theo đó, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho đội ngũ giảng viên; thực hiện công tác đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các văn bản hướng dẫn quy trình khi giảng dạy trực tuyến, muốn đạt được những yếu tố này đòi hỏi giảng viên nâng cao kiến thức về CNTT để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật và sáng tạo trong CNTT để truyền đạt nghệ thuật tốt.

+ Đối với Sinh viên:

Với đặc điểm của hình thức học tập trực tuyến đòi hỏi sinh viên tham gia học tập với tinh thần tự học là chủ yếu. Vì vậy chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự học của mỗi người. Với hình thức học trực tuyến, sinh viên phải có sự chủ động rất cao trong việc tự nghiên cứu tài liệu, thử nghiệm chất liệu, tương tác với giảng viên cũng như tương tác với sinh viên khác để tiếp nhận kiến thức, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, do đặc thù của hình thức học trực tuyến thông qua hạ tầng kiến thức về các phần mềm ứng dụng, để tiếp cận được tốt thì sinh viên cần phải đạt một trình độ và kỹ năng về CNTT nhất định, từ đó chủ động khai thác tối đa những tiện ích mà CNTT mang lại trong quá trình học tập.

+ Đối với nguồn học liệu:

Nhà trường cần có kế hoạch xây dựng nguồn dữ liệu học liệu đa dạng, đáp ứng chất lượng chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng được tính đặc thù của nghề nghiệp. Theo đó, cần xây dựng quy trình quản lý, thiết kế và triển khai xây dựng nội dung học liệu; quy trình quản lý công tác thẩm định, xét duyệt, khai thác và vận hành hệ thống học liệu. Cuối cùng là xây dựng quy trình quản lý công tác rà soát, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu học liệu của các môn học. Đồng thời, cần triển khai tổ chức tập huấn về xây dựng, cập nhật dữ liệu học liệu điện tử cho giảng viên, cho các bộ phận chức năng như quản lý đào tạo, thư viện, cơ sở vật chất, các khoa chuyên môn.

+ Hạ tầng cơ sở vật chất:

Yếu tố hạ tầng cơ sở vật chất đầu tiên cần được quan tâm là hạ tầng về CNTT. Đảm bảo hạ tầng CNTT là đảm bảo hạ tầng về đường truyền Internet (băng thông, tốc độ), đảm bảo hệ thống phần mềm quản lý các tài nguyên học liệu, các dữ liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Tiếp đến là hệ thống hạ tầng về trang thiết bị và phòng học trực tuyến, đảm bảo thiết bị về thu hình, ghi âm đạt chất lượng, máy tính sử dụng đạt yêu cầu về tốc lý các phần mềm đồ họa chuyên dụng, đáp ứng được thao tác hướng dẫn thực hành trực tuyến một cách hiệu quả… Để thực hiện được yêu cầu này, Nhà trường cần xây dựng và quản lý việc sử dụng hạ tầng CNTT hiệu quả, cần có mô hình mạng phù hợp với từng khu vực sử dụng; thực hiện công tác bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng, đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm để việc sử dụng ổn định, hiệu quả và an toàn; xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị và phát triển hệ thống có trình độ chuyên nghiệp để nghiên cứu, bảo trì và nâng cấp hệ thống khi cần thiết, đồng thời bổ sung nguồn kinh phí hợp lý để bảo trì và đầu tư nâng cấp chất lượng hệ thống.

4. Kết luận

Trong thời gian qua, Tài xỉu quốc tế , Tài xỉu quốc tế đã dần dần khắc phục những nhược điểm và vận dụng một số giải pháp đã đề xuất vào giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, vì vậy Trường đã triển khai công tác tuyển sinh, dạy và học trực tuyến ngày càng đáp ứng được yêu cầu của chương trình và kế hoạch đào tạo đã đề ra. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú trọng đầu tư, nghiên cứu hơn nữa để phương án tổ chức đào tạo trực tuyến áp dụng từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ trong thời gian tới được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn. Đối với công tác Dạy – Học, chúng ta cần phải xác định vai trò của người giảng viên trong việc giảng dạy, người giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người định hướng, chỉ dẫn; tiếp đến là môi trường học tập, môi trường học tập bao gồm cơ sở hạ tầng, dữ liệu học liệu phải phù hợp với từng học phần, với từng đặc điểm của học chế đạo tạo để có kế hoạch triển khai phù hợp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Tuấn Long (2019), Vai trò và ứng dụng công nghệ trong đào tạo e-learning, Kỷ yếu Hội thảo thực trạng đào tạo e-learning ở Việt Nam – Xu hướng thế giới và các yếu tố phát triển các loại hình đào tạo trên ở Việt Nam, ngày 14/12/2019.

2. Nguyen, T. D, Nguyen, D. T, & Cao, T. H. (2014), Sự chấp nhận và sử dụng đào tạo TT trên điện toán đám mây [Acceptance and use of E-learning in the cloud]. Tạp Chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ, 17(Q3), 116-135.

3. Quốc hội. (2019). Luật số 43/2019/QH14 của Quốc hội: Luật Giáo dục [Law No. 43/2019/QH14 of the National Assembly: Law on education]. Retrieved March 15, 2021, from //vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu /hethongvanban?class_id=1&_page =1&mode=detail&document_id=197310.

4. UTC Online Education, (2020), Đại học tiên phong đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục [Pioneering university to promote digital transformation of education]. Retrieved March 10, 2021, from //elearning.utc.emilrulz.com/tin-tuc/dai-hoc-tien-phong-day-manh-chuyen-doi-so-giaoduc.html