Tài xỉu quốc tế Nền tảng tin cậy

Skip to main content

Hoạt động khoa học & công nghệ

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN NGÀNH MỸ THUẬT TẠI Tài xỉu quốc tế , Tài xỉu quốc tế

Nguyễn Thị Hiền Lê

Khoa Mỹ thuật tạo hình, Tài xỉu quốc tế , Tài xỉu quốc tế

1. Đặt vấn đề

Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự ảnh hưởng bất lợi đến hầu hết toàn bộ các cơ sở giáo dục trên thế giới [1], nhiều quốc gia đã quyết định cho công dân làm việc, học tập tại nhà để tạo khoảng cách trong tiếp xúc nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người. Với chính sách hạn chế đi lại nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus Covid-19 trong đại dịch, nhiều cơ sở giáo dục đã phải đóng cửa, học sinh sinh viên phải nghỉ học trong thời gian dài, nên đã gây nên nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Đến tháng 9 năm 2021, khai giảng năm học 2021-2022, Việt Nam vẫn có hơn 20 triệu học sinh sinh viên và hơn 2 triệu nhà giáo chưa thể đến trường [2]. Để giải quyết tình trạng này, nhiều đề xuất đã được đưa ra cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là phương pháp học trực tuyến cho sinh viên, đã tạo nên sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, những nhận thức và hình thức học tập cũng như phương thức đánh giá đối với quá trình học tập.

2. Thực trạng quá trình học tập trực tuyến của sinh viên ngành mỹ thuật

Trong yêu cầu của giai đoạn đặc biệt, việc chuyển đổi phương pháp học trực tiếp thành học trực tuyến là điều cần thiết để đảm bảo tiến trình học tập không bị gián đoạn quá lâu. Sự phát triển của công nghệ ngày nay cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức dạy trực tuyến với các nền tảng giảng dạy, phương thức giảng dạy và thiết bị hỗ trợ dạy và học như: Thông qua công nghệ, gần như toàn bộ sinh viên đều sở hữu điện thoại thông minh hay máy tính xách tay, Internet gần như được bao phủ toàn bộ các vùng miền, kỹ năng sử dụng internet và máy tính của sinh viên cũng có sự tiến bộ so với các thế hệ trước, nhiều nền tảng giảng dạy trực tuyến khác nhau được sử dụng và cài đặt rộng rãi như WhatsApp, Edmodo, Quizizz, Quipper School, Google Classroom, Zoom, Google Meet…

Tuy nhiên, là một trường đặc thù với ngành Mỹ thuật, hầu hết các học phần giảng dạy trong chương trình học là học phần thực hành, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình học, thực hiện đồ án, việc đưa vào giảng dạy trực tuyến ban đầu gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức như là:

Thứ nhất là khó khăn về khoảng cách địa lý: Sinh viên ở xa, hạn chế ra khỏi nơi cư trú hoặc ở trong vùng cách ly làm cho việc mua các vật tư đặc thù phục vụ học tập không có, giảng viên cũng chỉ quan sát sinh viên làm bài thông qua thiết bị hỗ trợ nên không có được sự hỗ trợ kịp thời hay nhận xét đúng đắn như việc quan sát trực tiếp. Đây cũng là một trong những lý do không kiểm soát được sự tập trung của sinh viên vào nội dung học tập cũng như giảm sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau.

Thứ hai là khó khăn về thiết bị: Có sinh viên thiếu thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập cần thiết như điện thoại thông minh, máy tính, nhất là sinh viên năm 1, năm 2. Các thiết bị còn phụ thuộc vào độ dài pin, độ mạnh yếu của mạng Internet, độ mạnh của máy tính khiến cho các sinh viên đăng nhập không được hay bị ra khỏi lớp trong quá trình học cũng như không nắm được toàn bộ nội dung được truyền đạt. Nhiều thiết bị có chế độ quay phim, chụp ảnh kém khiến cho hình ảnh trao đổi giữa giảng viên và sinh viên lỗi màu sắc, lỗi ảnh.

Thứ ba là việc tiếp cận công nghệ thông tin: Một số người dạy và người học kiến thức về sử dụng máy tính hay phần mềm còn hạn chế, khó khăn trong việc làm quen với phần mềm, với phương pháp giảng dạy mới…

Theo quan sát, giảng viên là người đóng vai trò tích cực trong việc thích ứng với công nghệ trong quá trình dạy và học. Có nhiều yếu tố được xem xét trong sự ảnh hưởng đến quá trình này như giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác và kinh nghiệm với máy tính, tuy nhiên kết quả cho thấy rằng kinh nghiệm với máy tính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự nhận thức và hiệu quả giảng dạy. Có những giảng viên lớn tuổi nhưng lại nhanh nhạy trong sử dụng và kết hợp công nghệ trong giảng dạy trực tuyến trong khi đó nhiều giảng viên trẻ lại chỉ muốn sử dụng duy nhất một nền tảng mà mình đã có sẵn sự kết nối như Google Meet.

Khoa và nhà trường đã có sự tích cực trong hỗ trợ giảng dạy trực tuyến với việc đề xuất và hướng dẫn các ứng dụng nền tảng phục vụ giảng dạy, hợp tác trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp giảng bài, hướng dẫn và đánh giá thông qua các nền tảng xã hội kết hợp song song với đề xuất chuyển đổi thời gian dạy của các học phần một cách phù hợp. Về khai thác nền tảng giảng dạy trực tuyến, thống nhất sử dụng Google Meet và Zoom, trong đó chủ yếu là Google Meet vì nền tảng này có sự tích hợp sẵn trong Google Account, người học và người dạy không cần đăng ký, khoa và trường cũng hỗ trợ tạo ra các phòng (Room) sẵn để giảng viên và sinh viên sử dụng đồng thời cũng giới thiệu thêm nhiều ứng dụng, nền tảng khác để tham khảo, sử dụng, nâng cao hiệu quả giảng dạy như Microsoft Team, Visme, Google Classroom, Jamboard… Bên cạnh đó, khoa và nhà trường có sự quản lý thông qua quá trình giảng dạy online kết hợp offline với các bài tập được chụp ảnh gửi về trong các nhóm chung, lập Classroom để quản lý lịch trình, thời gian, các vấn đề về lý thuyết, thực hành, hướng dẫn, luôn có chuyên viên hỗ trợ để giải đáp thắc mắc hay hướng dẫn khi cần.

Về thiết bị, nhà trường và các khoa sẵn sàng cung cấp phòng giảng bài với các thiết bị đi kèm như máy tính, camera. Các giảng viên cũng đưa ra các hình thức hỗ trợ thêm cho người học về cung cấp cấp tài liệu học tập một cách cụ thể hơn, dưới dạng file để sinh viên tham khảo, sẵn sàng trong các nhóm chat, nhóm học tập để giảng giải hoặc giải đáp các thắc mắc của sinh viên, xem bài và hướng dẫn cụ thể mọi nơi mọi lúc. Công đoàn cũng có sự hỗ trợ một cách tích cực trong chương trình “Máy tính cho em”, với mục đích cung cấp máy tính cho các sinh viên nghèo, khó khăn có được thiết bị tham gia học tập.

3. Trao đổi, đề xuất

Trong thời gian hơn một năm, việc sử dụng công nghệ trong công tác giảng dạy trực tuyến có được những phản hồi tích cực. Về phía người dạy, các giảng viên đứng trước các thách thức mới đã phải cải thiện kỹ năng sử dụng công nghệ của mình trong việc tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với người học, phù hợp với nội dung các học phần mà mình giảng dạy, làm thế nào để cho sinh viên có thể tăng cường sự tập trung, giao tiếp, nắm bắt được trọng tâm nội dung bài học. Giảng viên có sự trao đổi kinh nghiệm với nhau trong sử dụng tư liệu và phương pháp khai thác các nền tảng giảng dạy trực tuyến, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Về phía người học, sinh viên đã có sự chủ động hơn trong học tập lý thuyết và thực hành. Các đánh giá được kết hợp từ chấm bài qua hình ảnh lẫn chấm bài trực tiếp trên nhóm bài sinh viên gửi từ các địa phương về. Cả hai phía người dạy và người học đều có những nỗ lực trong việc thích ứng với môi trường học tập mới.

Bối cảnh hiện tại với những thuận lợi về sở hữu và khai thác công nghệ, nền tảng phục vụ cho dạy trực tuyến cùng sự nỗ lực của mọi người, giai đoạn khó khăn ảnh hưởng đến quá trình dạy và học gần như đã vượt qua một cách tốt đẹp, giảng viên sẵn sàng tích hợp cài đặt trực tuyến đồng thời cũng đưa ra nhiều khuyến nghị về quy trình dạy và học, có sự hỗ trợ nhau trong tìm hiểu và khai thác công nghệ hiện đại, nâng cao tinh thần giảng dạy và học tập, phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ cũng như tạo ra sự kết nối đặc biệt trong giai đoạn đặc thù.

Từ những hiệu quả này, sự hỗ trợ của công nghệ cũng được phát huy với hình thức tuyển sinh trực tuyến, tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi và thu hút các thí sinh đăng ký dự thi. Trong giai đoạn tiếp theo, với sự thành lập Trung tâm thực hành mỹ thuật, chắc chắn rằng sẽ có nhiều hơn nữa các hoạt động sử dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy trực tuyến trong công tác dạy và học của nhà trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toquero, C. M. (2020), Challenges and opportunities for higher education amid the COVID-19 pandemic: The Philippine context. Pedagogical Research, 5(4). Available at: //doi.org/10.29333/pr/7947.

2. Lê Thị Mai Hoa (2021), Dạy học trực tuyến để ứng phó với dịch COVID-19, Tạp chí Tuyên giáo, Available at: //tuyengiao.vn/khoa-giao/giao-duc/day-hoc-truc-tuyen-de-ung-pho-voi-dich-covid-19-135538.